Dự án Cầu Cao Lãnh do Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM - Bộ GTVT) ký hợp đồng với liên danh nhà thầu xây dựng Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Công ty Vinaconex E&C Việt Nam để xây dựng (đơn vị trúng thầu). Theo hợp đồng, trong thời gian 1.308 ngày, nhà thầu có nhiệm vụ xây dựng hoàn thành cầu Cao Lãnh có chiều dài 2.014,74 m, với thiết kế 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ ( làn xe cơ giới là 14 m, làn xe thô sơ là 6 m), vận tốc thiết kế 80 km/h ; dải phân cách 1,5 m; lan can 1 m, dải an toàn 2 m. Quy mô mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là 24,5m. Liên danh tư vấn quốc tế CDM SMITH Inc. (Mỹ) - WSP FINLAND Ltd (Phần Lan) - YOOSHIN Engineering Corporation (Hàn Quốc) chịu trách nhiệm tư vấn thiết kế và giám sát.
Cầu Cao Lãnh được bắc qua sông Tiền thuộc địa phận TP Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cách bến phà Cao Lãnh khoảng 0,8km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km về phía thượng lưu. Là cây cầu lớn thứ hai ( sau cầu Vàm Cống) trong Dự án kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Mê Kông. Cầu Cao Lãnh là một phần quan trọng của dự án kết nối giao thông đường bộ trọng điểm của khu vực. Dự án hoàn thành sẽ trực tiếp giúp ích cho 5 triệu người dân sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long và mang lại hạ tầng giao thông thuận tiện hơn cho 170.000 lượt người đi lại mỗi ngày.
Công ty Vitravico đã sản xuất và lắp đặt ván khuôn leo phục vụ đổ bê tông 4 trụ tháp của dự án cầu Bạch Đằng: